linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY : Tiêu chí C9.5

C9.5 Thông tin thuốc, theo dõi báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) kịp thời, đầy đủ và có chất lượng

 • Thông tin thuốc, theo dõi, báo cáo ADR đầy đủ, kịp thời, chất lượng giúp bác sĩ chỉ định điều trị đúng, người bệnh được sử dụng thuốc đúng, an toàn, hiệu quả và giảm chi phí điều trị.

 
Các tiểu mục:
4. Đã thành lập đơn vị thông tin thuốc.
5. Có xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công nhiệm vụ đơn vị thông tin thuốc.
6. Có xây dựng quy trình thông tin thuốc tại bệnh viện.
=> 03 tiểu mục trên của tiêu chí tập trung vào công tác thông tin thuốc trong bệnh viện. Trong giới hạn bài viết hôm nay xin được chia sẻ với Anh Chị Em vài nét sơ lược về công tác thông tin thuốc trong bệnh viện và quy trình thông tin thuốc bệnh viện.
 
Ý nghĩa và vai trò của thông tin thuốc
-Tin lực IEC (IEC_Information Education Communication) gồm có thông tin, giáo dục và truyền thông đã trở thành 1 trong 4 nguòn lực cơ bản (nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực) để triển khai hoạt động của bất cứ chương trình dự án nào. Riêng đối với ngành dược, thông tin thuốc là một hoạt động thiết yếu; chìa khóa để sử dụng thuốc an toàn và hợp lý chính là thông tin thuốc.
 
-Việc tiếp cận và cập nhật thông tin y dược để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe là điều không thể thiếu trong thực hành lâm sàng và ngay tại các nhà thuốc, nghĩa là hoạt động tại nhà thuốc phải bao gồm thông tin thuốc;
 
-Để nhấn mạnh vai trò của công tác thông tin, có một định nghĩa về thuốc theo công thức: D = S + I (D: Drugs; S: Subtances; I: Information) tức là: Thuốc = Dược chất + Thông tin
 
-Thông tin thuốc là một trong những hoạt động của Dược lâm sàng và là một lĩnh vực của “Chăm sóc dược khoa” (giám sát, kê đơn hợp lý, tham vấn sử dụng thuốc, theo dõi dùng thuốc, thông tin thuốc,...). Nguời dược sĩ dù ở cương vị nào, trực tiếp trên lâm sàng hay không phải có kiến thức thông tin về thuốc và có trách nhiệm cung cấp thông tin về thuốc. Riêng đối với dược sĩ lâm sàng (Clinical pharmacist) phải đồng thời là người tư vấn về thông tin thuốc (Drug Information).
 
Đối tượng của thông tin thuốc:
-Những người cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, nhân viên bán thuốc);
-Những người thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe (bệnh nhân, người dùng thuốc). tùy theo đối tượng, nội dung thông tin có khác nhau:
-Thông tin nâng cao dân trí về thuốc và sức khỏe nói chung;
+Thông tin cơ bản về thuốc, trong đó có vấn đề sử dụng thuốc an toàn và hợp lý;
+Thông tin cho bệnh nhân, người dùng thuốc (thuốc tác dụng ra sao, khi nào dùng, dùng bao nhiêu,...);
+Thông tin cho bác si, dược sĩ (tương tác thuốc, phản ứng có hại, dạng bào chế, giá thuốc,...)
 
Nguồn và phương tiện thông tin:
-Tư liệu in ấn: tạp chí, tự điển, thông báo, kỷ yếu công trình nghiên cứu;
-Tư liệu không in ấn: bằng hình, băng tiếng, CD-ROM,...
-Nguồn mạng internet
 
Mục tiêu Thông tin thuốc tại bệnh viện:
+Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và có hiệu quả;
+Giúp hội đồng thuốc và điều trị đánh giá, xây dựng danh mục thuốc;
+Đảm bảo sự tuân thủ quy chế dược chính trong thực hành điều trị;
+Giáo dục bệnh nhân về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
 
Vai trò của dược sĩ tại bệnh viện
+Dược sĩ có vai trò then chốt trong cung cấp thông tin thuốc cho bác sĩ kê dơn, điều dưỡng, bệnh nhân, cán bộ quản lý liên quan đến thuốc và cộng đồng;
+Để làm tốt công tác thông tin thuốc đối với Hội đồng Thuốc và Điều trị, với thầy thuốc và bệnh nhân, người dược sĩ phải làm công việc gọi là “tiếp cận lâm sàng” (theo dõi bệnh nhân theo dõi các ca lâm sàng), cần có phương pháp thích hợp và thái độ đúng mực trong giao tiếp (khiêm tốn, tự tin, chu đáo, thận trọng,...)
 
Các nguồn thông tin cần có:
+Tài liệu hướng dẫn về sản phẩm;
+Tài liệu hướng dẫn về dược chất;
+Tài liệu hướng về bệnh;
+Tài liệu tham khảo đặc biệt;
+Tài liệu cập nhật;
+Tài liệu trên Internet: truy cập thông tin theo y học chứng cứ biết chọn nguồn dữ liệu y học chứng cứ theo cách “khoan từ trên xuống”. Tức là để đạt được độ tin cậy cao, hãy tìm thông tin từ các “Hướng dẫn sử dụng thuốc theo y học chứng cứ” (Guidelines, evidence-based medicine) hoặc thư viện Coachrane.
 
Nội dung hoạt động của hệ thống thông tin thuốc tại bệnh viện
-Thông tin các vấn đề liên quan đến thuốc như quy định, quy chế, quyết định của ngành, chế độ thuốc độc, gây nghiện, thuốc cấm lưu hành;
-Thông tin các lĩnh vực khác liên quan đến thuốc: thuốc mới, sinh dược học, dược động học, giá cả, xử lý ngộ độc. Tại Anh, nhiều bệnh viện đã xây dựng Trung tâm thông tin thuốc làm cơ sở hình thành Mạng thông tin thuốc Quốc gia (The National Drug Network). Thông tin thuốc ở các bệnh viện, vì vậy, mạng thông tin thuốc còn góp phần:
 
+Soạn thảo văn bản, tài liệu (Sổ tay hướng dẫn, thống kê hàng năm, tài liệu tập huấn);
+Đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thông tin thuốc;
+Xây dựng mạng Pharmline (cung cấp bảng tóm tắt (abstracts) cho các loại thuốc);
+In ấn;
+Đối với các nhà thuốc thì hoạt độg thông tin thuốc thu hẹp hơn nhiều. Nguồn tài liệu thông tin chỉ khu trúvào phạm vi hoạt động của thông tin tại nhà thuốc. Dược sĩ sẽ chọn lựa các tài liệu in ấn đủ để tham khảo về các thuốc có ở nhà thuốc và tham gia vào mạng lưới thông tin, tại khu vực khi có yêu cầu.
 
VÍ DỤ MẪU VỀ ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI
(Tham khảo từ bài báo cáo của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thủy)
Hoạt động thông tin thuốc tại bệnh viện Bạch Mai
A. Nhiệm vụ
- Cung cấp thông tin thuốc cho HĐT & ĐT, cán bộ y tế trong BVBM
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thông tin thuốc của bệnh viện
- Xây dựng kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền TTT ở bệnh viện
- Hỗ trợ công tác dược lâm sàng trong giám sát sử dụng thuốc
- Đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Xây dựng mạng lưới thông tin thuốc ngoài đơn vị
B. Triển khai thực tế
- 02 DS thường trực thông tin thuốc (vừa đi lâm sàng)
- Tiếp nhận, xử lý, trả lời và lưu trữ các câu hỏi TTT, truyền thông thông tin cảnh giác dược
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng sử dụng thuốc trong BV. Kết hợp với công tác DLS nhằm chủ động phát hiện các vấn đề tồn tại trong sử dụng thuốc
- Tăng cường thông tin thuốc trong BV qua các hoạt động: phổ biến thông tin (qua hội thảo, bản tin, công văn); xây dựng các quy trình, hướng dẫn sử dụng thuốc trong bệnh viện
- Quản lý dữ liệu thông tin thuốc :
+ Lưu trữ câu hỏi và câu trả lời thông tin thuốc
+ Truy xuất dữ liệu, tra cứu tìm kiếm thông tin
+ Báo cáo hoạt động thông tin thuốc
- Ứng dụng chỉ số PK/PD trong sử dụng kháng sinh
- Cập nhật quy trình sử dụng vancomycin
- Acyclovir trong điều trị viêm não Herpes
- Cập nhật thông tin về Colistin
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TẢI VỀ QUY TRÌNH THÔNG TIN THUỐC TỪ CÁC BỆNH VIỆN
 
 
 
HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT THEO DÕI, BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI DO THUỐC (ADR)
 
Bộ y tế có Quyết định 1088/QĐ-BYT, ngày 4 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng BYT ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Các bệnh viện căn cứ trên nội dung hướng dẫn và nội dung theo yêu cầu các tiểu mục trong tiêu chí để tiến hành xây dựng hoạt động ADR của bệnh viện.
 
Báo cáo phản ứng có hại của thuốc tự nguyện là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới để phát hiện và giám sát các phản ứng có hại của thuốc . Hệ thống báo cáo ADR tự nguyện được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới bởi ưu điểm là cơ cấu đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên, báo cáo ADR tự nguyện cũng có những hạn chế nhất định là hiện tượng báo cáo thiếu và báo cáo chất lượng kém . Vì vậy, nâng cao số lượng và chất lượng báo cáo ADR là một nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động Cảnh giác Dược.
 
LINK TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TẢI VỀ CÁC QUY TRÌNH LIÊN QUAN ADR
 
Nguyễn Quang Vinh
THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team